60 đường 30/4, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TPHCM 0919 426 333 (Mr. Hiển) lienhe@ketoansaigon.com.vn
Trang chủ » Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đầu năm 2016
Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đầu năm 2016
Trong vài tháng đầu năm 2016, chúng ta đã thấy có nhiều sự thay đổi trong hoạt động của các doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp hoạt động trở lại sau một thời gian tạm ngừng, tuy nhiên cũng có không ít những doanh nghiệp bắt đầu ngưng hoạt động hoặc giải thể chính thức doanh nghiệp.

1. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 02 tháng đầu năm 2016

- Về tình hình chung: 

Số doanh nghiệp tạm ngừng quay trở lại hoạt động trong 02 tháng đầu năm 2016 là 7.416 doanh nghiệp, tăng 69,5% so với cùng kỳ năm trước (So sánh 2015/2014: doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 20,2%). Điều này cho thấy, một số giải pháp của Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương được ban hành đã phát huy tác dụng và hỗ trợ khu vực doanh nghiệp phát triển.   

- Theo vùng lãnh thổ:

Qua số liệu tại Bảng 2 cho thấy tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 02 tháng đầu năm 2016 tăng ở tất cả các vùng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao nhất là 1.159 doanh nghiệp tăng 147,1%; tiếp đó là vùng Đông Nam Bộ với 2.720 tăng 83,7%; Đồng bằng Sông Hồng với 1.769 doanh nghiệp tăng 57,7%; Tây Nguyên là 262 doanh nghiệp tăng 51,4%%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 1.136 doanh nghiệp tăng 38,5và Trung du và miền núi phía Bắc là 370 doanh nghiệp tăng 19,0%.

bang 1

 - Theo lĩnh vực hoạt động:

Bảng 2: Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo lĩnh vực hoạt động

TT

Ngành nghề kinh doanh

02 tháng

đầu năm 2015

02 tháng

đầu năm 2016

02 tháng năm

2016 so với

cùng kỳ năm 2015 (%)

Tổng số

4.376

7.416

69,5%

1

Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy

1.617

2.762

70,8%

2

Công nghiệp chế biến, chế tạo

548

984

79,6%

3

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

174

378

117,2%

4

Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác

211

377

78,7%

5

Giáo dục và đào tạo

53

127

139,6%

6

Hoạt động dịch vụ khác

102

98

-3,9%

7

Kinh doanh bất động sản

81

110

35,8%

8

Khai khoáng

60

92

53,3%

9

Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác

218

373

71,1%

10

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

80

185

131,3%

11

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

27

83

207,4%

12

Sản xuất phân phối, điện, nước, gas

24

46

91,7%

13

Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

41

60

46,3%

14

Thông tin và truyền thông

94

147

56,4%

15

Vận tải kho bãi

212

367

73,1%

16

Xây dựng

818

1.201

46,8%

17

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

16

26

62,5%

 

Trong 02 tháng đầu năm 2016, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động phân theo ngành, lĩnh vực hoạt động cho thấy sự gia tăng ở một số ngành so với cùng kỳ năm 2015, một số ngành có tỷ lệ tăng cao là: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí có 83 doanh nghiệp tăng 207,4%; Giáo dục và đào tạo có 127 doanh nghiêp tăng 139,6%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 185 doanh nghiệp tăng 131,3%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống có 378 doanh nghiệp tăng 117,2%;...

2. Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 02 tháng đầu năm 2016

- Về tình hình chung: 

Số doanh nghiệp tạm ngừng của cả nước là 16.471 doanh nghiệp, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: 7.220 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 50,6% so với cùng kỳ; 9.251 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 0,05% so với cùng kỳ (So sánh 2015/2014: doanh nghiệp tạm ngừng tăng 25%).     

- Theo loại hình doanh nghiệp:

Trong số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có 2.546 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 35,26%; 2.556 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 35,4%; 829 công ty cổ phần chiếm 11,48% và 1.289  doanh nghiệp tư nhân chiếm 17,85%. 

Đối với doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể có 3.685 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 39,8%; 3.005 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 32,5%; 1.097 công ty cổ phần chiếm 11,9% và 1.464 doanh nghiệp tư nhân chiếm 15,8%. 

- Theo quy mô vốn:

bang 3

 Qua số liệu tại Bảng 4 cho thấy, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng chiếm 92,6% trên tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. So sánh với cùng kỳ của năm 2015 thì số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ giảm 1,5%.  

bang 4.jpg

- Theo vùng lãnh thổ:

Theo số liệu thống kê tại Bảng 5 cho thấy trong 02 tháng đầu năm 2016 thì duy nhất vùng Đông Nam Bộ là vùng có số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể nhiều nhất là 5.024 doanh nghiệp và tăng 59,5% so với cùng kỳ năm 2015. Các vùng còn lại đều có số doanh nghiệp tạm ngừng giảm so với cùng kỳ.

 - Theo lĩnh vực hoạt động:

Qua số liệu thống kê tại Bảng 6, cho thấy một số ngành có số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 02 tháng đầu năm 2016 tăng so với cùng kỳ năm trước, gồm: ngành Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 155,7%; ngành Kinh doanh bất động sản tăng 66,7%; ngành Thông tin và truyền thông tăng 62%; ngành Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác tăng 50%; ngành Tài chính, ngần hàng và bảo hiểm tăng 45,9%;...  Một số ngành có số doanh nghiệp tạm ngừng giảm so cùng kỳ năm 2015, gồm: ngành Khai khoáng giảm 41,7%; ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 23%; ngành Hoạt động dịch vụ khác và ngành Xây dựng cùng giảm 10,7%;...

Bảng 5: Số doanh nghiệp tạm ngừng theo lĩnh vực hoạt động (Đơn vị: DN)

TT

Ngành nghề kinh doanh

02 tháng/2015

02 tháng/2016

02 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ 

Tạm ngừng kinh doanh

Tạm ngừng hoạt động

Tạm ngừng kinh doanh

Tạm ngừng hoạt động

Tạm ngừng kinh doanh

Tạm ngừng hoạt động

Tổng số

4.794

9.246

7.220

9.251

50,6%

0,05%

1

Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy

1.809

3.657

2.791

3.315

54,3%

-9,4%

2

Công nghiệp chế biến, chế tạo

657

1242

1.005

1.263

53,0%

1,7%

3

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

222

467

336

487

51,4%

4,3%

4

Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác

247

427

375

477

51,8%

11,7%

5

Giáo dục và đào tạo

78

121

103

164

32,1%

35,5%

6

Hoạt động dịch vụ khác

76

178

123

159

61,8%

-10,7%

7

Khai khoáng

49

151

87

88

77,6%

-41,7%

8

Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác

236

328

363

492

53,8%

50,0%

9

Kinh doanh bất động sản

63

84

100

140

58,7%

66,7%

10

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

26

88

47

225

80,8%

155,7%

11

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

94

282

149

217

58,5%

-23,0%

12

Sản xuất phân phối, điện, nước, gas

17

57

32

57

88,2%

0,0%

13

Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

35

74

29

108

-17,1%

45,9%

14

Thông tin và truyền thông

96

184

168

298

75,0%

62,0%

15

Vận tải kho bãi

261

447

396

448

51,7%

0,2%

16

Xây dựng

813

1.433

1.103

1.280

35,7%

-10,7%

17

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

15

26

13

33

-13,3%

26,9%

 

3. Tình hình doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 02 tháng đầu năm 2016

- Về tình hình chung:

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 02 tháng đầu năm 2016 của cả nước là 2.195 doanh nghiệp, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (So sánh 2015/2014: doanh nghiệp giải thể tăng 8,7%).

 - Theo loại hình doanh nghiệp:

Trong tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước trong 02 tháng đầu năm 2016 có 905 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 41,2%; có 654 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 29,8%; có 370 công ty cổ phần chiếm 16,9% và 266 doanh nghiệp tư nhân chiếm 12,1%. So với cùng kỳ năm 2015, số doanh nghiệp giải thể trong 02 tháng đầu năm 2016 tăng ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, trong đó công ty TNHH 1 thành viên có tỷ lệ tăng cao nhất là 41,2%, tiếp đến là công ty TNHH 2 thành viên là 29,8% và các loại hình còn lại.

- Theo quy mô vốn:

Trong 02 tháng đầu năm 2016 theo số liệu tại Bảng 6 cho thấy, số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký nhỏ dưới 10 tỷ đồng là 2.051 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 93,4% trên tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước trong 02 tháng đầu năm 2016 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2015. Điều đó cho thấy rằng, những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn thường có sức đề kháng và hoạch định chiến lược kinh doanh tốt hơn.

bang 6

- Theo vùng lãnh thổ:

bieu do 1

Qua số liệu tại Biểu đồ 6, cho thấy tình hình doanh nghiệp đăng ký giải thể trong 02 tháng qua giảm tại một số vùng trong cả nước so với cùng kỳ năm 2015, cụ thể: Trung du và miền núi phía Bắc có 123 doanh nghiệp giảm 32,4%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 270 doanh nghiệp giảm 29,7%; Đồng bằng Sông Cửu Long có 424 doanh nghiệp giảm 13,6% và Tây Nguyên có 68 doanh nghiệp giảm 9,3%. Trong khi đó, khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng có số doanh nghiệp giải thể tăng lần lượt là 65,3% (Đông Nam Bộ có 914 doanh nghiệp) và 7,0% (Đồng bằng Sông Hồng có 396 doanh nghiệp).

- Theo lĩnh vực hoạt động:

bieu do 2

 Phân theo lĩnh vực hoạt động, trong 02 tháng đầu năm 2016 có 2 ngành, lĩnh vực có số doanh nghiệp giải thể giảm so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Khai khoáng có 19 doanh nghiệp giảm 38,7%; Xây dựng có 212 doanh nghiệp giảm 28,9%. Các ngành, lĩnh vực còn lại đều có số doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2015 như Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có 16 doanh nghiệp tăng 300%; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có 23 doanh nghiệp tăng 91,7%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 111 doanh nghiệp tăng 88,1%;... duy nhất, lĩnh vực Hoạt động dịch vụ khác có số doanh nghiệp giải thể không thay đổi so với cùng kỳ năm 2015.

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh

Copyright © 2016 by ketoansaigon.com.vn
Developed by Saigon Hitech