Trong cuộc sống đang ngày một phát triển như hiện tại, nhu cầu bảo vệ sức khỏe, tài sản…ngày càng tăng cao. Nhận thấy được nguồn lợi ích to lớn này, bạn muốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia kinh doanh, cung ứng dịch vụ? Không là quá khó nếu bạn đáp ứng đày đủ các yêu cầu và thực hiện theo các bước cụ thể dưới đây:
Bước 1: Xin cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm:
Việc xin cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm và tham gia hoạt động được quy định rõ ràng tại Luật Doanh nghiệp mới cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đồng thời, theo Điều 64 của Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định rõ có loại hồ sơ cần đảm bảo cụ thể:
1. Đơn xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo mẫu của Bộ Tài chính;
2. Bản dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bản dự thảo Điều lệ thành lập doanh nghiệp này phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập;
3. Bản danh sách các cổ đông sáng lập cùng các loại giấy tờ sau:
- Đối với cổ đông là cá nhân cần đảm bảo các giấy tờ cụ thể gồm: Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác và lý lịch tư pháp theo mẫu do pháp luật quy định;
- Đối với cổ đông là tổ chức cần đảm bảo các giấy tờ cụ thể gồm: Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
* Lưu ý: Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
4. Xác nhận của ngân hàng đang hoạt động ở trong nước về mức vốn điều lệ ký gửi và được phong toả ở tại ngân hàng đó;
5. Phương án hoạt động 5 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh xin cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ phương thức lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro (Lưu ý: Các quy định về phương thức lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, khả năng thanh toán của doanh nghiệp không áp dụng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm).
6. Danh sách, lý lịch, các văn bằng có hiệu lực chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
7. Bản báo cáo mức vốn và hình thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; Báo cáo tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
8. Bản quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành (Điều này không áp dụng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm).
Bước 2: Công báo nội dung hoạt động sau khi thành lập doanh nghiệp:
Sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố nội dung hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
* Về lệ phí cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp:
Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Trên đây là một số thông tin liên quan về việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay. Để biết thêm chi tiết, các bạn có nhu cầu có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí nhé.