Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, chúng tôi xin tư vấn thêm cho bạn các bước cần thực hiện khi đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Luật mới hiện nay, cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định thông tin để làm hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp:
1. Xác định loại hình doanh nghiệp dự định thành lập:
Đây hiển nhiên là việc làm mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi việc chọn lựa loại hình doanh nghiệp sẽ quyết định đến việc thành hay bại đối với mục tiêu kinh doanh của bạn trong thực tế. Về loại hình mà bạn có thể chọn lựa thì bao gồm chủ yếu 4 loại hình phổ biến hiện tại là: Doanh nghiệp tư nhân. Công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), Công ty hợp danh và Công ty cổ phần.
Sau khi xác định loại hình doanh nghiệp, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà có số lượng thành viên (cổ đông) cũng như số lượng hồ sơ yêu cầu khác nhau.
2. Xác định tên doanh nghiệp
Việc đặt tên doanh nghiệp đòi hỏi phải tuân theo các Điều 38, 39, 40, 41 và 42 của Luật Doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, bạn nên chọn đặt tên doanh nghiệp ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (bạn có thể tham khảo tên doanh nghiệp hiện nay trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để có quyết định cho riêng mình).
3. Xác định đăng ký địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp (xem thêm yêu cầu tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp).
4. Xác định vốn điều lệ/ vốn pháp định (nếu có) của Doanh nghiệp.
5. Xác định các chức danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Về chức danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bạn nên xác định các chức danh đại diện là giám đốc hoặc tổng giám đốc.
6. Xác định ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc chọn ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp cần thiết thuộc các danh mục ngành nghề theo quy định trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam (rõ hơn là đăng ký những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không nghiêm cấm)
Bước 2: Tiến hành soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp:
- Sau khi xác định được các thông tin cơ bản nêu trên, bạn bắt đầu thực hiện biên soạn và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định.
Lưu ý: Việc soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cần căn cứ theo loại hình doanh nghiệp mà bạn dự định thành lập (tham khảo thêm các Điều 20, 21, 22 và 23 của Luật Doanh nghiệp 2014)
- Khi đã chuẩn bị xong các loại hồ sơ theo quy định, bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch Đầu tư cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được xem xét cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
Lưu ý: Ngoài cách trực tiếp nộp hồ sơ nêu trên, bạn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (hình thức đăng ký này chỉ áp dụng đối với các trường hợp đăng ký thành lập mới doanh nghiệp hoặc đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh).
Việc nội hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể ủy quyền cho người khác làm thay khi người đại diện pháp luật của doanh nghiệp không đi nộp (Trường hợp này cần có giấy ủy quyền hợp lệ).
Bước 3: Làm con dấu pháp nhân của doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cầm bản sao Giấy này đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp.
Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.
Lưu ý: Khi nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo bản chính Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu thay.
Bước 4: Các thủ tục pháp lý cần tiến hành sau khi doanh nghiệp thành lập:
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:
1. Đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
2. Đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số theo Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế".
3. Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp theo quy định.
4. Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài theo quy định.
5. Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT của doanh nghiệp.
6. Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn cho doanh nghiệp (theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng). Lưu ý: Doanh nghiệp bắt buộc phải dán hoặc treo "hóa đơn mẫu liên 2" tại trụ sở chính.
7. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
Trên đây là các bước thành lập doanh nghiệp mới theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, mong rằng bạn sẽ có đủ cơ sở để thực hiện mục tiêu lập công ty của mình nhé! Nếu bạn còn băn khoăn những vấn đề có liên quan khác, bạn có thể gọi điện cho chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu, bạn có thể sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói do Kế toán Sài Gòn cung cấp, mọi vấn đề liên quan đến việc lập doanh nghiệp của bạn sẽ được chúng tôi thực hiện một cách nhanh, gọn, lẹ và tiết kiệm chi phí nhất. Với đội ngũ chuyên viên chuyên môn, chuyên nghiệp và trách nhiệm cao, Kế toán Sài Gòn hoàn toàn xứng đáng với niềm tin của bạn nhé!