Theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì để thành lập doanh nghiệp đòi hỏi bạn cần thỏa mãn các điều kiện cơ bản nhất như: là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc nhóm đối tượng cấm tham gia quản lý hay thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 điều 18 của luật này.
Ngoài việt đáp ứng các điệu kiện cơ bản nói trên, để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, chủ doanh nghiệp đăng ký thành lập cần thực hiện những công việc cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp:
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc và khi làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần phải chú ý đến những vấn đề cụ thể như sau:
- Tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp phải không trùng lắp hoàn toàn hoặc gây nhầm lẫn đối với tên các doanh nghiệp đã được thành lập trước đó trên phạm vi cả nước, và phải đảm bảo được 2 thành tố quan trọng đó là loại hình và tên riêng của doanh nghiệp (Xem thêm các Điều 38, 39, 40, 41 và 42 của Luật Doanh nghiệp 2014)..
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp: Trụ sở chính của doanh nghiệp phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng, có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) cụ thể. Trường hợp thuê mướn trụ sở chính cho doanh nghiệp thì phải có bản hợp đồng dài hạn (Xem thêm Điều 43 của Luật Doanh nghiệp 2014).
- Ngành, nghề kinh doanh: Đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp cần đảm bảo trong khuôn khổ ngành nghề kinh doanh được pháp luật cho phép. Đồng thời, nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chủ doanh nghiệp (đại diện pháp nhân của doanh nghiệp – có thể thuê mướn bằng hợp đồng cụ thể) cần đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ hành nghề tương ứng theo quy định.
- Vốn điều lệ: Đối với những loại hình doanh nghiệp và những ngành nghề đòi hỏi về vốn điều lệ (hoặc vốn pháp định) thì chủ doanh nghiệp cần phải có văn bản xác minh số tiền ký gửi ở ngân hàng đang hoạt động theo quy định. Riêng đối với loại hình công ty cổ phần thì cần phải có văn bản xác định các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần.
2. Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện pháp luật của doanh nghiệp (hoặc người ủy quyền) có thể nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền nhà nước để được xem xét cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp (thông thường bạn nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư cấp tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính)
3. Thủ tục sau khi doanh nghiệp được thành lập:
Sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần thực hiện những nội dung cụ thể như: Công bố nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp, khai báo thuế ban đầu, nộp thuế môn bài, mua/đặt in/tự in hóa đơn GTGT, khai báo thuế TNDN, hợp đồng lao động và mua BHXH cho nhân viên của doanh nghiệp…
4. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp:
Căn cứ theo từng loại hình doanh nghiệp bạn muốn đăng ký để chuẩn bị hồ sơ, cụ thể:
a. Đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân, gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Các giấy tờ xác minh đủ điều kiện kinh doanh các ngành nghề có điều kiện theo quy định
b. Đối với hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh, gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
c. Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên sáng lập hoặc cổ đông (cổ đông nước ngoài) là tổ chức. Đối với thành viên hoặc cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Trên đây là một số nội dung có liên quan mà bạn cần tham khảo, mong rằng bài viết của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu hơn về việc đăng ký doanh nghiệp hiện nay nhé! Trường hợp bạn cần biết thêm các vấn đề có liên quan khác hoặc muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói giá rẻ của công ty chúng tôi, bạn hãy liên hệ công ty Kế toán Sài Gòn chúng tôi để được tư vấn hướng dẫn thêm nhé! Trân trọng!