Để thành lập doanh nghiệp dự án, trước hết bạn cần hoàn tất thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận dự án đầu tư. Theo đó, là nhà đầu từ bạn phải nộp 5 bộ hồ sơ trong đó có ít nhất một bộ hồ sơ gốc. Các giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị của bạn cụ thể:
– Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Thỏa thuận đầu tư và dự thảo hợp đồng dự án.
– Báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định phê duyệt dự án.
– Văn bản chấp thuận chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có).
– Hợp đồng liên doanh và dự thảo điều lệ doanh nghiệp dự án (nếu có).
– Quyết định lựa chọn nhà đầu tư.
Theo Điều 39, Nghị định 15/2015/NĐ-CP quy định về các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hồ sơ như sau:
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án:
+ Các dự án quan trọng quốc gia.
+ Các dự án mà Bộ, ngành hoặc cơ quan được ủy quyền của Bộ, ngành là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án.
+ Các dự án thực hiện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này.
* Dự án nhóm C không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Các cơ quan có thẩm quyền nói trên sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư có thể tiến hành thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện các dự án đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Trong đó, về hồ sơ và thủ tục thành lập, tất cả đều được tuân theo các quy định về Luật doanh nghiệp Việt Nam.
Hy vọng những thông tin chia sẽ ở trên sẽ hữu ích cho mục tiêu kiếm tìm của bạn nhé! Chúc bạn thành công.