Rõ ràng, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu có tầm quan trọng rất lớn bởi điều này có ý nghĩa là việc tham gia kinh doanh của doanh nghiệp bạn trên thị trường được Pháp luật Nhà nước bảo vệ. Đồng thời, thông qua chế độ bảo hộ thương hiệu, Nhà nước không những thể hiện vai trò quản lý, khuyến khích việc thành lập doanh nghiệp mà còn có những mục đích cơ bản sau:
1. Thúc đẩy đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài vào trong nước:
Xét ở khía cạnh kêu gọi đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Rõ rằng, các nhà đầu tư nước ngoài luôn lưu ý đến vấn đề bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, đặc biệt là bảo hộ thương hiệu hàng hoá – “Tài sản vô hình” quan trọng của họ, nhất là đối với doanh nghiệp đa quốc gia. Với việc sở hữu hệ thống pháp lý chặt chẽ, đầy đủ, minh bạch trong bảo hộ thương hiệu, đương nhiên Nhà nước sẽ tạo nên một môi trường đầu tư an toàn, từ đó tăng thêm sự thu hút cho các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư hay chuyển giao công nghệ vào trong nước.
2. Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho chủ sở hữu thương hiệu:
Khi thành lập doanh nghiệp, tất yếu họ cần sự thu hút, tin tưởng của khách hàng. Điều này thường làm các doanh nghiệp bỏ ra không ít thời gian và tiền bạc cho các vấn đề như tăng chất lượng sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, thương hiệu… Chính vì vậy, việc tham gia bảo hộ thương hiệu của Nhà nước sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho chủ sở hữu thương hiệu.
3. Bảo vệ lợi ích quốc gia:
Vấn đề này đặc biệt quan trọng khi tham gia hạng ngạch xuất khẩu. Rõ ràng, khi thành lập doanh nghiệp và được bảo hộ bởi Pháp luật ở nước sở tại. Hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường sẽ được Nhà nước bảo vệ, hạn chế được các vấn đề hàng giả, hàng nhái kém chất lượng ảnh hưởng xấu tới người tiêu dùng. Điều này được minh chứng bởi hàng hóa của các danh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế đã và đang ngày càng được ưa chuộng, hàng hóa xuất khẩu của Nước ta ngày càng được đánh giá cao.
4. Nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh:
Khi thành lập doanh nghiệp, việc tham gia bảo hộ thương hiệu còn có mục đích tích cực khác. Đó chính là nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, hạn chế được việc lợi dụng thương hiệu của doanh nghiệp này để bán hàng hóa, dịch vụ của mình.
5. Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng:
Việc bảo hộ thương hiệu khi thành lập doanh nghiệp của Nhà nước sẽ góp phần giúp người tiêu dùng mua đúng thương hiệu đáng tin cậy, chống lại tệ nạn làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Qua thương hiệu, người tiêu dùng biết được các thông tin cần thiết về hàng hoá mình lựa chọn như: xuất xứ, công dụng, tên nhà sản xuất… để có quyết định mua hàng đúng đắn.
Hy vọng những thông tin về mục đích bảo hộ thương hiệu khi thành lập doanh nghiệp được đề cập ở trên hữu ích đối với mục tiêu tìm hiểu của bạn. Chúc bạn một ngày làm việc thành công.