Theo quy định của pháp luật, để được thành lập doanh nghiệp bảo hiểm đòi hỏi chủ doanh nghiệp bảo hiểm dự định thành lập phải thoả mãn các điều kiện cụ thể được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
Theo đó, những loại hình doanh nghiệp bảo hiểm cơ bản được phép đăng ký thành lập cụ thể là: Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước, doanh nghiệp công ty bảo hiểm cổ phần, tổ chức bảo hiểm tương trợ, công ty bảo hiểm liên doanh và doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài.
Trong đó, điều kiện cần và đủ để được thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo luật định là: Phải có vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định (nghĩa là số vốn điều lệ đóng góp bởi các thành viên trong doanh nghiệp không thấp hơn vốn nhà nước quy định. Cụ thể, đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ số vốn không thấp hơn 300 tỷ đồng, đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ vốn không dưới 600 tỷ đồng); Đồng thời phải có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, điều lệ, người quản trị có năng lực quản lý, có chuyên môn nghiệp vụ về bảo hiểm trong nước.
Một điều kiện quan trọng khác khi thành lập doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại Điều 6, Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 25-3-2007 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, cụ thể: Các cá nhân trong nước và nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định của Luật doanh nghiệp (Cụ thể như: Người chưa thành niên, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh, trường hợp khác theo quy định pháp luật về phá sản), đồng thời phải đảm bảo các điều kiện thỏa mãn việc được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm ở trên.
* Ghi chú: Cơ quan cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm để đi vào hoạt động là Bộ Tài chính.
Về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại điều 64 của Luật kinh doanh bảo hiểm cụ thể như sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bảo hiểm;
2. Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
3. Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòngnghiệp vụ chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năngthanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
4. Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn,nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
5. Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
6. Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.
* Lưu ý: Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bảo hiểm hợp lệ theo quy định là 60 ngày và Bộ Tài chính là nơi cấp phép kinh doanh cho loại hình doanh nghiệp này.
Trên đây là một số vấn đề có liên quan đề việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay, mong rằng bài viết của chúng tôi có thể giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn. Trường hợp bạn cần thêm sự tư vấn hoặc có nhu cầu biết thêm về dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của chúng tôi, bạn có thể liên hệ công ty Kế toán Sài Gòn để công ty chúng tôi tư vấn thêm chi tiết nhé!