Về vấn đề thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định hiện nay được nêu rõ tại Khoản 3 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2014 cụ thể như sau:
“3. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).”
Như vậy, so với luật doanh nghiệp trước đây quy định thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ là 10 ngày thì nay chỉ còn lại 3 ngày. Đây là một trong những thay đổi được đánh giá cao và mang tính tích cực trong việc tạo thêm động lực và điều kiện để doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động kinh doanh của mình.
Về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định hiện nay thì tuy theo loại hình doanh nghiệp mà có quy định về hồ sơ đăng ký khác nhau, cụ thể:
a. Đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân, gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Các giấy tờ xác minh đủ điều kiện kinh doanh các ngành nghề có điều kiện theo quy định
b. Đối với hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh, gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
c. Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên sáng lập hoặc cổ đông (cổ đông nước ngoài) là tổ chức. Đối với thành viên hoặc cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến việc đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Luật mới hiện nay, mong là bài viết của chúng tôi mang lại cho bạn sự hữu ích cần thiết. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói giá rẻ của công ty Kế toán Sài Gòn chúng tôi, bạn hãy liên hệ trực tiếp hay gọi điện để được chúng tôi tư vấn hỗ trợ thêm nhé! Trân trọng!