60 đường 30/4, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TPHCM 0919 426 333 (Mr. Hiển) lienhe@ketoansaigon.com.vn
Trang chủ » Thành lập doanh nghiệp xã hội và những điều kiện cần thiết
Thành lập doanh nghiệp xã hội và những điều kiện cần thiết
Để thành lập doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu cần thực hiện đầy đủ theo các quy định của Pháp luật hiện hành, vậy những điều kiện cần thiết để được thành lập doanh nghiệp xã hội đúng chuẩn pháp lý ở nước ta như thế nào?

Cần nói thêm rằng, đất nước Việt Nam đang trong xu thế hội nhập, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa theo một xuất phát điểm thấp. Do vậy những doanh nghiệp xã hội đóng vai trò khá quan trọng cũng như góp phần cho sự phát triển đều hơn, chất lượng hơn cho xã hội. Tuy nhiên, với Luật Doanh nghiệp mới được ban hành và có hiệu lực thì việc thành lập doanh nghiệp xã hội như thế nào? Mời bạn cùng chia sẽ từ bài viết này nhé!

Thứ nhất, khái niệm về doanh nghiệp xã hội:

Ở nước ta, cụm từ doanh nghiệp xã hội được hiểu một cách chung quy lại là các doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Nó được thành lập với mục tiêu là để giải quyết vấn đề xã hội nào đó mà doanh nghiệp đó theo đuổi, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ mục tiêu xã hội nói chung.

Thứ hai, một số đặc điểm của doanh nghiệp xã hội:

- Việc thành lập doanh nghiệp xã hội sẽ có những điểm khác với các hình thức kinh doanh, tổ chức phi lợi nhuận và các cơ quan quản lý nhà nước khác. Theo đó, doanh nghiệp xã hội cơ bản tập trung giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần nâng cao chất lượng sống của người được thụ hưởng thông qua hàng hóa, dịch vụ do chính doanh nghiệp xã hội cung cấp. Các vấn đề xã hội thường được quan tâm là bảo vệ giá trị văn hóa, tôn trọng các quan hệ xã hội, bảo vệ môi trường, cứu trợ, quyên góp, hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn, giải quyết các xung đột trong gia đình, cộng đồng…hoặc làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Nghĩa là các doanh nghiệp xã hội góp phần bảo vệ và phát huy những điều hay, lẽ phải và những giá trị xã hội nhưng chúng không phải là những tổ chức từ thiện hoặc tổ chức “cứu tế cứu đói” thuần túy.

- Doanh nghiệp xã hội cũng tạo nguồn thu đáng kể từ các hoạt động kinh doanh. Đây là điểm gần như tương đồng với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoặc cả các tổ chức phi lợi nhuận hoặc với doanh nghiệp có mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh nghiệp xã hội có quyền hành kinh doanh để bù đắp chi phí và phát triển các giá trị xã hội, tuyệt nhiên không phải để tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, các doanh nghiệp này cũng cần có chiến lược vận hành nói riêng và chiến lược phát triển tổng thể nói chung khác cơ bản so với các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.

- Các doanh nghiệp xã hội cơ bản lấy việc mang lại những giá trị tốt đẹp đối với toàn xã hội làm mục tiêu và bản chất trong hoạt động. Theo đó, những giá trị tốt đẹp của toàn xã hội được thể hiện ở phát triển quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa người với người trong xã hội, những quy tắc ứng xử, chuẩn mực và đạo đức xã hội…được mọi người tôn trọng và tuân thủ như các hoạt động cứu trợ, từ thiện, quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bị thảm họa thiên nhiên…

Như vậy, các doanh nghiệp xã hội có phạm vi hoạt động khá rộng và có mối liên kết rộng rãi cũng như liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Sự tồn tại của nó gắn liền với các vấn đề xã hội và mục tiêu cơ bản của nó không phải là lợi nhuận mà là để bảo vệ và phát triển những giá trị xã hội, làm sâu sắc thêm hệ số giá trị xã hội cũng như giải quyết các vấn đề phức tạp về mặt xã hội mà các doanh nghiệp hoặc tổ chức lợi nhuận không thực hiện vì không phải nhằm tối đã hóa lợi nhuận.

Thứ ba, tiêu chí của doanh nghiệp xã hội:

- Doanh nghiệp xã hội phải được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014;

- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường hay vì lợi ích cộng đồng;

- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm vào các mục tiêu xã hội, môi trường như đăng ký.

Thứ tư, đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội:

- Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.

- Tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 Luật Doanh nghiệp 2014 và có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.

Thứ năm, thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội”

- Người thành lập doanh nghiệp xã hội hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp xã hội theo trình tự, thủ tục tương ứng quy định tại Luật doanh nghiệp về đăng ký doanh nghiệp.

Thứ sáu, hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội:

- Các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp xã hội dự kiến thành lập.

- Phương án kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cam kết đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội.

Hy vọng bài viết mà chúng tôi chia sẽ có thể giúp bạn những thông tin hữu ích cho các vấn đề mà bạn cần tìm kiếm tham khảo. Chúc bạn thành công

Copyright © 2016 by ketoansaigon.com.vn
Developed by Saigon Hitech