60 đường 30/4, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TPHCM 0919 426 333 (Mr. Hiển) lienhe@ketoansaigon.com.vn
Trang chủ » Thủ tục cần thực hiện để thành lập doanh nghiệp thực phẩm hiện nay
Thủ tục cần thực hiện để thành lập doanh nghiệp thực phẩm hiện nay
Về mặt quản lý nhà nước, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thực phẩm chúng ta cần phải thực hiện những thủ tục pháp lý nào? Chúng tôi xin tham khảo thêm cùng bạn về những thủ tục cần thực hiện để thành lập doanh nghiệp thực phẩm theo quy định hiện nay ở nội dung bài viết này nhé!

Để lập doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đòi hỏi bạn phải thực hiện khá  nhiều công việc, trong đó, bên cạnh những điều kiện, hồ sơ thủ tục pháp lý đăng ký doanh nghiệp thông thường, bạn cần phải thực hiện thêm các thủ tục như: hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, hồ sơ đăng ký công bố chất lượng sản phẩm phụ gia thực phẩm…. 

Sau đây là những thủ tục cần thực hiện để thành lập doanh nghiệp thực phẩm theo quy định hiện nay, mời bạn cùng tham khảo để thực hiện khi có ý định lập doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nhé:

THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin liên quan đến doanh nghiệp dự đinh đăng ký thành lập, gồm:

- Xác định đăng ký đặt tên doanh nghiệp

- Giấy đăng ký ngành nghề thực phẩm doanh nghiệp kinh doanh

- Xác định địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp

- Đăng ký mức vốn điều lệ của doanh nghiệp

- Xác định người đại diện luật pháp cho doanh nghiệp (chức danh người đại diện)

- Hồ sơ giấy tờ chứng thực cá nhân theo quy định

- Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp

Bước 2: Soạn thảo và thực hiện nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:

Sau khi chuẩn bị các thông tin về doanh nghiệp dự định thành lập đầy đủ, bạn tiến hành soạn thảo các loại hồ sơ trên theo quy định và nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được xem xét cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.

Lưu ý: Bạn có thể thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia thay vì trực tiếp nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh/ thành phố nhé!

Bước 3. Thực hiện các thủ tục sau khi doanh nghiệp được thành lập, gồm:

- Khắc dấu pháp nhân cho doanh nghiệp (sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn mang giấy này đến cơ sở khắc dấu để đặt làm dấu pháp nhân cho doanh nghiệp mình, sau khi làm xong con dấu, cơ sở này sẽ chuyển hồ sơ con dấu đến cơ quan công an để làm thủ tục đăng ký và cấp con dấu cho doanh nghiệp).

- Kê khai thuế và nộp thuế môn bài theo quy định

- Mua, đặt in hoặc tự in hóa đơn GTGT của doanh nghiệp

- Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp theo quy định

- Đăng ký nộp báo cáo thuế, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế theo quy định.

Bước 4: Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cụ VSATTP nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với các loại hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện VSANTP bao gồm:

+ Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.

+ Bản mô tả quy trình chế biến cho sản phẩm đặc thù.

- Bản cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Bản sao hợp lệ “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe” và “Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm” của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 5: Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm bao gồm các công việc cụ thể như: Thiết kế logo, tên sản phẩm, quy cách sản phẩm… tại cơ quan có thẩm quyền.

Bước 6: Đăng ký công bố chất lượng sản phẩm và phụ gia sản phẩm với các hồ sơ cụ thể gồm:

- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP.

- Bản kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu lý hóa, chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu kim loại nặng).

- Mẫu bao bì, nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ.

- Mẫu sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.

Trên đây là những nội dung cơ bản về thủ tục cần thực hiện để thành lập doanh nghiệp thực phẩm theo quy định hiện nay. Rõ ràng là sẽ có rất nhiều công việc mà bạn phải hoàn thành và điều này không hề là chuyện đơn giản. Hướng giải quyết tối ưu nhất mà bạn có thể chọn lựa đó là sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của các đơn vị có kinh nghiệm trên thị trường hiện nay.

Và Kế toán Sài Gòn là đơn vị chuyên cung ứng các loại hình dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói giá rẻ thích hợp nhất để bạn chọn lựa. Với nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ chuyên viên chuyên môn, tận tình và tâm huyết, việc thành lập doanh nghiệp của bạn sẽ được chúng tôi giải quyết nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm thời gian, chi phí nhất hiện nay. Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý có liên quan trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.

Nếu bạn có nhu cầu thành lập doanh nghiệp thực phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn, tư vấn chi tiết hơn nhé! Trân trọng!

Copyright © 2016 by ketoansaigon.com.vn
Developed by Saigon Hitech