Để thuận tiện cho công tác quản lý, nhà nước quy định doanh nghiệp khi có bất cứ sự thay đổi này về hoạt động kinh doanh hay doanh nghiệp cũng đều buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh
Quy trình thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh
- Lập hồ sơ thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh
- Tiến hành nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp;
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp tại Cơ quan Công an có thẩm quyền (nếu việc thay đổi đăng ký kinh doanh dẫn đến thay đổi Dấu pháp nhân);
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và Dấu
- Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế cho Doanh nghiệp (nếu việc thay đổi đăng ký kinh doanh dẫn đến việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký Thuế);
Hồ sơ thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh
1. Với sở kế hoạch đầu tư
- Biên bản họp về việc thay đổi đăng ký kinh doanh;
- Quyết định về việc thay đổi đăng ký kinh doanh;
- Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc)
2. Với thuế
Chuyển địa điểm kinh doanh: Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để làm thủ tục chuyển địa điểm.
a) Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh trong cùng địa bàn tỉnh:
Hồ sơ gồm: Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu, trong đó ghi rõ thông tin thay đổi về địa điểm kinh doanh.
b) Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh giữa các tỉnh:
- Tại nơi người nộp thuế chuyển đi. Hồ sơ khai gồm:
+ Thông báo chuyển địa điểm;
+ Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc);
+ Thông báo tình trạng kê khai, nộp thuế của đơn vị chuyển địa điểm kinh doanh theo mẫu 09-MST ban hành kèm theo Thông tư này.
- Tại nơi người nộp thuế chuyển đến: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày được cấp đổi Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư... theo địa chỉ mới, người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi chuyển đến.
Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế (ghi mã số thuế đã được cấp trước đó);
+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư... do cơ quan có thẩm quyền nơi chuyển đến cấp.
Lưu ý khi thực hiện thủ tục
1. Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ; không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ (sử dụng ghim kẹp); hồ sơ và các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng giấy khổ A4;
2. Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký thay đổi trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi.
3. Hướng dẫn về địa chỉ trụ sở
4. Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế. Việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
5. Doanh nghiệp phải đăng ký số điện thoại liên lạc, sắp xếp ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa có những thông tin trên
6. Doanh nghiệp phải cập nhật thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong trường hợp có sai khác
7. Một số điều cần biết sau đăng ký doanh nghiệp
Hoạt động thay đổi địa chỉ kinh doanh trên hóa đơn
Đối với các số hoá đơn đặt in đơn vị đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết, khi có sự thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu công ty có nhu cầu sử dụng tiếp thì thực hiện đóng dấu địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in sẵn và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hoá đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và được sử dụng ngay tại thời điểm gửi thông báo điều chỉnh cho cơ quan.
Ngoài ra, con dấu cũng cần được thay đổi nếu như địa chỉ đăng ký kinh doanh đã thay đổi từ quận này sang quận khác.