BẢNG GIÁ DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
* HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI KẾ TOÁN SÀI GÒN:
- Bước 1: Tải Form đăng ký thành lập doanh nghiệp tại đây: DOWNLOAD FORM THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
- Bước 2: Gửi FORM cho Kế toán Sài Gòn qua Email: lienhe@ketoansaigon.com.vn
- Bước 3: Liên hệ với Kế toán Sài Gòn: 0938.076.830 ( Ms Ngân )
Đối tượng có thể thành lập doanh nghiệp
- Mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch và tất cả các tổ chức là pháp nhân (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính) nếu không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác.
- Quy định về số thành viên sáng lập trong mỗi loại hình doanh nghiệp:
+ Công ty TNHH 1 thành viên: chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức.
+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: tối thiểu là 2 thành viên sáng lập và tối đa là 50 thành viên.
+ Công ty Cổ phần: tối thiểu 3 cổ đông sáng lập.
+ Doanh nghiệp tư nhân: một cá nhân
+ Công ty Hợp danh: ít nhất là 2 thành viên hợp danh (có thể có thành viên góp vốn).
Điều kiện thành lập doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp phải được đặt không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố. Tên doanh nghiệp phải được thỏa mãn những điều quy định trong Điều 38, 39, 40, 41, 42 của Luật Doanh nghiệp.
2. Trụ sở doanh nghiệp.
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch, hoạt động kinh doanh và làm việc của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). (Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp)
3. Ngành nghề kinh doanh
Tuỳ từng lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện trước khi đăng ký và/hoặc sau khi đăng ký kinh doanh, ví dụ như: kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải chứng minh số vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh… và ngành nghề kinh doanh ấy phải nằm trong khuôn khổ được nhà nước cho phép và bảo vệ.
4. Vốn điều lệ và Vốn pháp định
- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính…
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ chuẩn bị thành lập doanh nghiệp
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
b) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Mức vốn quy định khi thành lập doanh nghiệp
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là Nhà nước sẽ đặt ra mức sàn tối thiểu về vốn đối với một số ngành nghề cụ thể và nhà đầu tư phải đáp ứng số vốn đó từ bằng hoặc lớn hơn mức mà nhà nước đặt ra thì mới được thành lập doanh nghiệp và hoạt động trong ngành nghề đó.
Quy định về vốn pháp định là việc làm cần thiết để nhằm tạo ra sự an toàn cho xã hội và đảm bảo trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp trước đối tác và chủ nợ.
Mức vốn pháp định của một số ngành nghề theo quy định của nhà nước:
STT |
NGÀNH NGHỀ |
Vốn pháp định |
1 |
Ngân hàng thương mại cổ phần |
1000 tỷ đồng |
2 |
Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài |
15 triệu USD |
3 |
Quỹ tín dụng nhân dân trung ương |
1000 tỷ đồng |
4 |
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở |
0.1 tỷ đồng |
5 |
Công ty tài chính |
300 tỷ đồng |
6 |
Công ty cho thuê tài chính |
100 tỷ đồng |
7 |
Kinh doanh bất động sản |
6 tỷ đồng |
8 |
Dịch vụ đòi nợ |
2 tỷ đồng |
9 |
Dịch vụ bảo vệ |
2 tỷ đồng |
10 |
Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài |
5 tỷ đồng |
11 |
Kinh doanh cảng hàng không tại cảng hàng không quốc tế |
100 tỷ đồng |
12 |
Kinh doanh cảng hàng không tại cảng hàng không nội địa |
30 tỷ đồng |
13 |
Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải doanh nghiệp cảng hàng không kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế |
30 tỷ đồng |
14 |
Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải doanh nghiệp cảng hàng không kinh doanh tại cảng hàng không nội địa |
10 tỷ đồng |
15 |
Kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế khai thác từ 1 đến 10 tàu bay |
500 tỷ đồng |
16 |
Kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế khai thác từ 11 đến 30 tàu bay |
800 tỷ đồng |
17 |
Kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế khai thác trên 30 tàu bay |
1000 tỷ đồng |
18 |
Kinh doanh vận chuyển hàng không nội địa khai thác từ 1 đến 10 tàu bay |
200 tỷ đổng |
19 |
Kinh doanh vận chuyển hàng không nội địa khai thác từ 11 đến 30 tàu bay |
400 tỷ đồng |
20 |
Kinh doanh vận chuyển hàng không nội địa khai thác trên 30 tàu bay |
500 tỷ đồng |
21 |
Kinh doanh hàng không chung |
50 tỷ đồng |
Thời gian cần thiết để thành lập doanh nghiệp
Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định là 10 ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu đăng ký kinh doanh hợp lệ.
Khi nộp hồ sơ yêu cầu đăng kí kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp cho bạn giấy biên nhận, ghi rõ ngày nộp hồ sơ. Nếu các nội dung trong hồ sơ yêu cầu đăng ký kinh doanh không đầy đủ theo quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu bạn chỉnh sửa hoặc bổ sung hồ sơ trong vòng 10 ngày làm việc. Trong thông báo này, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chỉ rõ nội dung cần chỉnh sửa hoặc bổ sung.
Chi phí thành lập doanh nghiệp
Hiện nay, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đã được đơn giản hóa rất nhiều, do vậy chi phí thực hiện công việc này nếu trừ các khoản phí và lệ phí phải đóng cho cơ quan nhà nước hầu như chỉ còn dao động ở mức 200.000 đến 250.000đ.
Tạo nên bước khởi đầu hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp tương lai của bạn, Công ty TNHH Kế toán Sài Gòn chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói hàng đầu Việt Nam với sự chuyên nghiệp, kinh nghiệp lâu năm trong hoạt động này.
Chúng tôi đảm bảo thời gian ngắn nhất cho quy trình pháp lý đầy đủ và chuẩn xác nhất, giúp cho doanh nghiệp của bạn có thể nhanh chóng đưa vào hoạt động đúng pháp luật. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn, giải đáp miễn phí về các dịch vụ hay tài liệu cần thiết cho hoạt động thành lập doanh nghiệp của mình.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP: