Khái niệm vốn điều lệ
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: vốn điều kệ là tổng phần vốn góp hoặc cam kết góp trong thời gian cụ thể của các thành viên. Chi tiết này được ghi vào điều lệ công ty.
- Công ty TNHH 1 thành viên: tổng vốn do chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp trong được ghi trong điều lệ công ty.
- Công ty Cổ phần: vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành.
Quy định về tăng giảm vốn điều lệ
- Không thực hiện việc đăng ký giảm vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Trường hợp giảm vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, doanh nghiệp chỉ được đăng ký giảm vốn điều lệ, nếu mức vốn đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó.
- Theo quy định thì Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành và số cổ phần đã phát hành là số cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty.
- Khi giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn, kèm theo thông báo phải có thêm báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
- Trường hợp giảm vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, doanh nghiệp chỉ được đăng ký giảm vốn điều lệ, nếu mức vốn đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó.
Hồ sơ đăng ký tăng giảm vốn điều lệ.
1. Thông báo về việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư bao gồm những nội dung sau:
- Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp và mã số thuế);
- Mức vốn đầu tư đã đăng ký, mức vốn đăng ký thay đổi và thời điểm thay đổi vốn đầu tư;
- Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Thủ tục tăng giảm vốn điều lệ
- Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp và mã số thuế);
- Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
- Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc của mỗi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, tỷ lệ sở hữu được uỷ quyền của từng đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp;
- Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ dự định thay đổi; thời điểm và hình thức tăng giảm vốn;
- Họ, tên, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc thành viên hợp danh được ủy quyền đối với công ty hợp danh và Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.
- Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty.
Sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp khi thay đổi vốn điều lệ
1. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:
- Tăng vốn
+ Tăng vốn góp của thành viên;
+ Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;
+ Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
- Giảm vốn
+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty;
+ Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp;
+ Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.
2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.
3. Đối với công ty Cổ Phần
- Tăng vốn
+ Phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn theo quy định của pháp luật.
+ Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần
+ Thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu.
+ Phát hành cổ phiếu mới để thực hiện sáp nhập một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác vào công ty.
+ Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ.
- Giảm vốn
+ Hoàn trả một phần vốn góp
+ Công ty mua lại cổ phần đã phát hành:
Dịch vụ đăng ký tăng giảm vốn điều lệ
Việc thay đổi tăng giảm vốn điều lệ diễn ra phức tạp và đòi hỏi sự am hiểu cao về pháp lý doanh nghiệp, do đó không ít cá nhân và tổ chức đã gặp khó khăn khi doanh nghiệp phát sinh nhu cầu này. Và dịch vụ đăng ký tăng giảm vốn điều lệ của Công ty Kế toán Sài Gòn sẽ là cứu tinh cho bạn khi có nhu cầu này, chúng tôi sẽ hoàn thành tất cả thủ tục pháp lý cần thiết cho hoạt động đăng ký thay đổi vốn điều lệ cho doanh nghiệp của bạn trong thời gian ngắn nhất.